Ngoài sự đón nhận từ khán giả thì những giải thưởng chính là yếu tố quan trọng để đánh giá sự thành công của một tác phẩm điện ảnh. Trong đó, phải kể đến Oscar – giải thưởng danh giá hàng đầu thế giới nhằm tôn vinh những tổ chức, cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tạp Chí Review tìm hiểu những thông tin thú vị xoay quanh giải thưởng điện ảnh này nhé!

Giải thưởng Oscar là gì?

Oscar (Giải thưởng Viện Hàn lâm: Academy Awards) là giải thưởng điện ảnh danh giá được tổ chức hàng năm bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh nhằm ghi nhận những thành tựu xuất sắc trong ngành công nghiệp điện ảnh trên toàn thế giới. AMPAS (tổ chức nghề nghiệp danh dự của người làm điện ảnh hoa Kỳ) là đơn vị bầu chọn và trao giải Oscar. 

Giải thưởng Oscar được trao lần đầu tiên vào ngày 16/5/1929 tại Khách sạn Roosevelt Hollywood. Trong lễ trao giải này, có 15 tượng vàng đã được trao cho các cá nhân, đơn vị làm phim từ  1927-1928.

giai-thuong-oscar

Địa điểm tổ chức 

Lễ trao giải Oscar lần đầu tiên được diễn ra tại khách sạn Roosevelt ở Hollywood. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm tổ chức, từ năm 2002, Nhà hát Dolby Hollywood đã được lựa chọn làm địa điểm tổ chức giải thưởng lâu dài nhất. 

Tượng vàng Oscar

Tượng vàng Oscar được làm từ kim loại nguyên khối, mạ vàng bên ngoài, cao 34.3 cm và nặng 3,856 kg. Tượng có hình dáng của một hiệp sĩ cầm gươm, đứng trên cuộn phim có 5 cánh tượng trưng cho 5 nhánh chính của giải Oscar, bao gồm: Biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên và kỹ thuật viên. 

Hình mẫu của tượng vàng Oscar được lấy cảm hứng từ nam diễn viên người México Emilio “El Endio” Fernández. Người thiết kế tượng vàng là Cedric Gibbons (chỉ đạo nghệ thuật của hãng MGM) và người thực hiện tạo hình cho bức tượng là nhà điêu khắc George Stanley.

Tính đến giải Oscar lần thứ 79 (2007), đã có 2671 bức tượng Oscar được trao tặng. 

Điều kiện đề cử giải Oscar

Một bộ phim muốn đủ điều kiện để tranh cử giải Oscar, phải đảm bảo các yếu tố bao gồm: Trình chiếu trong 1 năm trước đó, từ nửa đêm ngày 1 tháng 1 đến nửa đêm ngày 31 tháng 12 (theo thời gian tại Los Angeles, California); Bộ phim phải dài ít nhất 40 phút, trừ các bộ phim tranh cử hạng mục phim ngắn; sử dụng phim 35 mm hoặc phim 70 mm, độ phân giải tối thiểu 1280×720, tốc độ 24 hoặc 48 hình trên giây.

Cách thức bầu chọn 

Không có một ban bầu cử cụ thể cho Oscar mà các giải chiến thắng sẽ được xét duyệt bằng hình thức kiểm phiếu. Ban bầu cử giải thưởng Oscar gồm 7000 người có chuyên môn cao trong lĩnh vực nghệ thuật chia thành 17 nhóm theo hạng mục bầu cử. 

Các hạng mục được đề cử trong giải Oscar hiện nay

  • Phim hay nhất (Best Picture)
  • Kịch bản gốc xuất sắc nhất (Best Writing – Original Screenplay)
  • Đạo diễn xuất sắc nhất (Best Director)
  • Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Best Actor)
  • Quay phim xuất sắc nhất (Best Cinematography)
  • Dựng phim xuất sắc nhất (Best Film Editing)
  • Ca khúc trong phim hay nhất (Best Original Song)
  • Kịch bản chuyển thể hay nhất (Best Writing – Adapted Screenplay)
  • Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (Best Supporting Actor)
  • Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Best Actress)
  • Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất (Best Production Design) (được đổi tên từ Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất – Best Art Direction)
  • Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (Best Supporting Actress)
  • Hòa âm hay nhất (Best Sound Mixing)
  • Nhạc phim hay nhất (Best Original Score)
  • Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất (Best Visual Effects)
  • Thiết kế trang phục đẹp nhất (Best Costume Design)
  • Phim hoạt hình hay nhất (Best Animated Feature Film) (giải Oscar mới nhất, chỉ mới được trao từ năm 2001)
  • Hóa trang xuất sắc nhất (Best Makeup and Hairstyling)
  • Phim ngắn hay nhất (Best Live Action Short Film)
  • Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất (Best Foreign Language Film)
  • Phim tài liệu ngắn hay nhất (Best Documentary Short Subject)
  • Biên tập âm thanh xuất sắc nhất (Best Sound Editing)
  • Phim tài liệu hay nhất (Best Documentary Features)
  • Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film

10 khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử trao giải Oscar

  1. Giải Oscar đầu tiên được trao cho Emil Jannings – nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong các bộ phim câm  The Way of All Flesh  (1927) và  The Last Command  (1928).

Nam diễn viên Emil Jannings

  1. Giải Oscar đầu tiên cho bộ phim hay nhất thuộc về Wings (1927) – bộ phim câm kể về 2 phi công cùng yêu một người phụ nữ. Bộ phim đã tiêu tốn đến 2 triệu đô la tiền sản xuất và trở thành bộ phim đắt nhất thời bấy giờ. Cho đến The Artist  ra mắt vào năm 2012, Wings là bộ phim câm duy nhất giành giải Phim hay nhất.
  2. 1933: cả Frank Lloyd và Frank Capra đều được đề cử ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất. Khi người trao giải thưởng gọi đến “Hãy lên và nhận lấy nó, Frank!”. Frank Capra đã không ngần ngại đi lên chỉ để biết rằng giải thưởng đó thực chất thuộc về Frank Lloyd.Capra đã chia sẻ rằng, quãng đường trở về ghế nóng của mình là “chuyến đi dài nhất, buồn nhất, đau đớn nhất trong cuộc đời tôi”. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông đã khẳng định thực lực của mình bằng việc giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất vào năm sau cho bộ phim It Happened One Night (1934).
  3. 1938: Một kẻ mạo danh đã lên nhận giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất thay cho Alice Brady với vai diễn trong phim  In Old Chicago  (1937). Kẻ mạo danh này đã nhanh chóng biến mất cùng tượng vàng Oscar trước khi ban tổ chức nhận thấy điều bất ổn. 
  4. 1939: George Bernard Shaw trở thành người duy nhất đoạt giải thưởng Oscar và giải Nobel. Sau khi nhận giải thưởng Nobel Văn học năm 1925, Shaw đã nhận được giải Oscar nhờ việc chuyển thể vở cho kịch sân khấu Pygmalion năm 1913 thành kịch bản điện ảnh. 
  5. 1940: Hattie McDaniel trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành được giải Oscar. McDaniel đã làm nên lịch sử với giải Oscar Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho vai diễn ‘Mammy’ trong sử thi Gone With the Wind’s Atlanta (1939). Tuy nhiên, vào năm mà McDaniel giành chiến thắng, lễ trao giải thưởng Oscar sẽ diễn ra tại một khách sạn tuân thủ chính sách phân biệt chủng tộc nghiêm ngặt. Nhà sản xuất phim David O Selznick được cho là đã phải kêu gọi ủng hộ chỉ để McDaniel được phép vào tòa nhà. Mặc dù là người nhận giải thưởng lớn, McDaniel phải ngồi ở cuối khán phòng trên một chiếc bàn tách biệt với các bạn diễn còn lại. McDaniel cũng bị cấm tham dự  buổi công chiếu Gone With the Wind ’s Atlanta vì luật phân biệt.

Nữ diễn viên người Mỹ gốc Phi Hattie McDaniel (phía sau)

  1. 1943 – 1945: Tượng Oscar được làm bằng sơn thạch cao. Trước năm 1943, tượng vàng Oscar được làm từ đồng nguyên khối mạ vàng. Sau thế chiến thứ 2, kim loại khan hiếm đồng nghĩa với việc các giải thưởng được làm từ thạch cao thay thế. Khi chiến tranh kết thúc, tất cả những người nhận giải Oscar bằng thạch cao đều được mời đổi lại tượng đồng mạ vàng.
  2. 1968: Buổi lễ trao giải bị trì hoãn. Hội viện quyết định lùi buổi lễ trao giải Oscar vào ngày 8/4 sang ngày 10/4 sau vụ ám sát Martin Luther King – người được dự kiến tổ chức tang lễ vào ngày 9/4. Buổi lễ năm 1981 cũng bị hoãn lại sau một vụ ám sát Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
  3. 1874: Tatum O’Neal trở thành người trẻ nhất từng đoạt giải Oscar. Tatum O’Neal (khi chỉ mới 10 tuổi) đã nhận được Giải Oscar Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho vai diễn trong Paper Moon (1973).
  4. 1998: Titanic giành 11 giải Oscar. Với 14 đề cử và giành 11 giải chiến thắng, bom tấn Tinanic (1997) đã thống trị giải Oscar năm 1998. Với sự tham gia của Leonardo Dicaprio và Kate Winslet, bộ phim Tintanic kể về câu chuyện bi thảm của con tàu chở khách bị chìm trong chuyến hành trình đầu tiên vào năm 1912.

Những bộ phim có bối cảnh lịch sử từ lâu đã luôn nhận được đánh giá cao ở lễ trao giải Oscar. Điển hình như All Quiet on the Western Front (1931),  The King’s Speech  (2010), Lincoln  (2012) và 12 Years a Slave  (2013) đều giành được giải Oscar cho bộ phim hay nhất.

Một số bộ phim lịch sử khác như: Ben Hur năm 1959 (11 giải), The English Patient năm 1996 (9 giải) và Gone With the Wind năm 1939 (8 giải). Lawrence of Arabia  (1962), Dances with Wolves (1990), Schindler’s List (1993) và Shakespeare In Love  (1998) đều giành về 7 giải thưởng.